Xác định đối tượng học mục tiêu của khóa học

Bước đầu tiên trong việc tạo bất kỳ loại nội dung nào là biết chính xác bạn đang tạo nội dung đó cho ai. Hãy tưởng tượng về những học viên của bạn - ai sẽ quan tâm đến khóa học của bạn? Họ đang tìm kiếm sự hướng dẫn nhanh hay một cái nhìn tổng quan toàn diện? Họ có sẵn chuyên môn hay họ là người mới bắt đầu?  

Có ý tưởng rõ ràng về đối tượng học mục tiêu sẽ giúp bạn dạy đúng nội dung ở cấp độ phù hợp, mang lại kết quả học tập và đánh giá tốt hơn. Đồng thời nó sẽ giúp bạn tiếp thị quảng cáo khóa học một cách hiệu quả — bằng cách liệt kê những học viên mục tiêu trên trang giới thiệu của khóa học, những người học tiềm năng sẽ có thể xác định rằng liệu khóa học của bạn có phù hợp với họ hay không. Tham khảo một số phương pháp hay để giúp bạn xác định học viên một cách hiệu quả.

Đừng dạy cho “tất cả mọi người”

Bạn có cơ hội thành công hơn với Unica nếu bạn tạo một khóa học dành cho những người học cụ thể thay vì phục vụ cho nhiều đối tượng. 

Ví dụ:

NÊN cụ thể hơn: Những sinh viên mới ra trường thiếu tự tin khi nói trước công chúng và muốn phát triển sự nghiệp bằng cách cải thiện kỹ năng nói trước công chúng.

ĐỪNG quá cởi mở: Bất cứ ai muốn học nói trước công chúng.

Đặt câu hỏi để xác định đối tượng học mục tiêu của bạn

Để xác định đối tượng học viên lý tưởng của mình, bạn cần trả lời các câu hỏi về nhu cầu, kiến ​​thức và sở thích của họ giúp bạn tạo nội dung dành riêng cho họ.

Hãy bắt đầu bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây.

  • Mục tiêu, sở thích hoặc thách thức nào đang thúc đẩy học viên tham gia một khóa học chủ đề của bạn? Trả lời câu hỏi này một cách rõ ràng sẽ giúp bạn tập trung vào động lực của học viên khi tham gia khóa học và điều chỉnh nội dung của bạn phù hợp với kết quả mà họ đang cố gắng đạt được.
  • Nội dung của bạn phù hợp với ai? Nó không phù hợp với ai? Có thể bạn sẽ nói rằng nội dung của bạn dành cho tất cả mọi người, nhưng hãy kiểm tra lại: nó có thực sự dành cho tất cả mọi người không? Việc nêu rõ nội dung của bạn nhắm đến đối tượng nào là chìa khóa để tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho học viên, đồng thời giúp học viên tiềm năng tìm hiểu và quyết định xem có nên đăng ký tham gia khóa học của bạn hay không.
  • Những kỹ năng hoặc kiến ​​thức nào họ cần biết trước khi học? Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh nội dung của mình phù hợp với mức độ trải nghiệm cụ thể. Bạn có yêu cầu gì với học viên trước khi tham gia học? Học viên cần biết những nội dung nào trước khi học? Hoặc yêu cầu về kỹ thuật như: máy tính cần cài phần mềm nào?
  • Học viên sẽ sử dụng nội dung kiến thức như thế nào? Xây dựng các kỹ năng thực tế là mục tiêu của Unica. Vì vậy học viên sẽ sử dụng những gì bạn đang dạy như thế nào là điều quan trọng. Hãy suy nghĩ về bối cảnh (kinh doanh, học thuật, v.v.) và ứng dụng (lý thuyết, thực tế). Có thể họ sẽ sử dụng nó để đào tạo người khác hoặc tự áp dụng kỹ năng này vào công việc của họ.
  • Những người khác đang giảng dạy chủ đề của bạn như thế nào? Khóa học của bạn cần trở nên khác biệt và thu hút hơn so với những khóa học khác. Vì vậy, hãy tìm hiểu cả những khóa học của giảng viên khác cùng chủ đề, từ đó đúc rút kinh nghiệm để tạo lên một khóa học chất lượng cạnh tranh.

Đặc biệt, hãy nhớ rằng học viên của bạn có thể học vào thời gian riêng của họ hoặc học tại nơi làm việc, từ đó xây dựng nội dung và thời lượng bài giảng phù hợp.

Xác định đối tượng học mục tiêu cho trang đích giới thiệu khóa học

Khi bạn đã xác định được đối tượng học, bạn hãy liệt kê họ trên trang đích giới thiệu khóa học bằng cách sử dụng cấu trúc “Khóa học này dành cho ai?”. Điều này sẽ giúp học viên tìm hiểu khóa học và quyết định mua khóa học

Tóm tắt:

  • Xác định rõ đối tượng học viên lý tưởng của bạn và tránh chung chung. Điều này sẽ giúp bạn thiết kế khóa học cho cá nhân cụ thể, mang lại trải nghiệm học tập tốt hơn cho người học cũng như được xếp hạng và đánh giá tốt hơn.
  • Sử dụng các câu hỏi trên để suy nghĩ về động cơ và nhu cầu của người học. Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh nội dung khóa học cho phù hợp 
  • Liệt kê những học viên mục tiêu của bạn trên trang đích khóa học để giúp những học viên tương lai quyết định xem khóa học có phù hợp với họ hay không.

Đọc thêm các tài liệu khác tại: Cách tạo khóa học online của bạn