Học viên cần có cơ hội thực hành những kiến thức được học và bài kiểm tra đánh giá kỹ năng của họ. Đặc biệt với khóa học online, những hoạt động thực hành và bài tập kiểm tra sẽ giúp trải nghiệm học tập tuyệt vời hơn.
- Hoạt động thực hành là những trải nghiệm để người học có thể áp dụng việc học của mình ngay trong khi học hoặc sau khi học. Ví dụ: luyện nói, tập khẩu hình miệng,...
- Bài kiểm tra là các bài tập kiểm tra lại kiến thức của mình để xem họ đã học và hiểu được những kiến thức nào và cần cải thiện nội dung gì.
Mặc dù những hoạt động này không bắt buộc đối với các khóa học nhưng việc đưa chúng vào khóa học sẽ cải thiện chất lượng khóa học của bạn và thường được đánh giá cao khi học tập. Chúng tôi khuyên bạn nên kết hợp các hoạt động này trong khóa học của mình.
Lên kế hoạch cho hoạt động thực hành
Bạn nên đưa vào ít nhất một hoạt động thực hành cho mỗi phần đặc biệt kết hợp ngay trong từng bài giảng. Bạn không cần phải nhóm các hoạt động vào cuối mỗi phần. Thêm tiêu đề rõ ràng cho các hoạt động thực hành để người học có thể dễ dàng nhận biết. Đặt tên cho các hoạt động một cách nhất quán trong suốt khóa học để người học dễ ghi nhớ và vận dụng.
Hướng dẫn chung về xây dựng hoạt động thực hành
- Hướng dẫn: Cung cấp hướng dẫn rõ ràng cho người học. Bạn có thể bao gồm hướng dẫn trong cả văn bản và video. Mô tả hoạt động, giá trị của nó, những gì người học cần làm, kết quả mong đợi của hoạt động và liệt kê các tài liệu cần thiết để hoàn thành hoạt động.
- Thời gian: Cung cấp cho người học ước tính khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành hoạt động. Hãy tự mình thử hoạt động này và tính đến việc người học có thể sẽ cần thời gian lâu gấp 2-3 lần.
- Ví dụ: Cho ví dụ, người học có thể đánh giá bài làm của mình bằng cách so sánh nó với ví dụ.
- Tài liệu: Giúp người học dễ dàng hoàn thành hoạt động bằng cách cung cấp cho họ tài liệu chi tiết. Đây có thể là môi trường mẫu, bản word hoặc bản demo. Tham khảo thêm về cách thêm tài liệu vào khóa học.
- Phản hồi: Đảm bảo người học nhận được phản hồi. Có thể xây dựng cộng đồng bằng nhóm zalo, hay facebook và phản hồi tương tác ngay trong nhóm.
Nguyên tắc chung khi xây dựng bài kiểm tra
Có hai loại bài kiểm tra: thành phần và tổng kết.
- Kiểm tra thành phần: là bài kiểm tra cho từng học phần. Người học có thể làm bài kiểm tra ngắn để đánh giá mức độ hiểu các chủ đề của khóa học và xem lại các bài giảng trước đó nếu cần.
- Kiểm tra tổng kết: là bài kiểm tra cuối khóa học nhằm đánh giá xem người học có đạt được mục tiêu học tập hay không.
Khi lập kế hoạch cho khóa học, hãy lưu ý các khái niệm và điểm chính trong khóa học, từ đó xây dựng các bài kiểm tra đánh giá nhằm giúp người học đạt được mục tiêu học tập của khóa học
Các loại bài kiểm tra bạn có thể tạo
Dưới đây là một số loại đánh giá bạn có thể xây dựng trong khóa học của mình:
- Bài tự luận
- Bài trắc nghiệm
Hệ thống kỹ thuật của Unica có sẵn tính năng tạo bài kiểm tra để bạn tạo và quản ký bài kiểm tra dễ dàng. Tham khảo cách tạo bài kiểm tra trong khóa học.
Đọc thêm tại: Tạo khóa học online của bạn