Tạo trang giới thiệu khóa học - landing page

Trang giới thiệu khóa học rất quan trọng khi thu hút học viên đăng kí. Hơn nữa, nó có thể giúp bạn có được khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm.

Đây là một trong những điều đầu tiên mà người học tiềm năng sẽ nhìn thấy khi họ tìm hiểu các khóa học. Nó tương tự như khi mua một sản phẩm trực tuyến, bạn muốn đọc chi tiết sản phẩm, xem hình ảnh và đọc các đánh giá trước khi quyết định có mua hay không. Người học sẽ làm điều tương tự và quyết định có đăng ký khóa học của bạn hay không sau khi họ xem thông tin trên trang giới thiệu khóa học.

Các yếu tố thúc đẩy việc đăng kí khóa học

Học viên quyết định có đăng ký vào một khóa học hay không dựa trên 3 yếu tố:

  1. Nội dung trên trang giới thiệu
  2. Giá khóa học và ưu đãi
  3. Bằng chứng xã hội (số lượng đăng ký và đánh giá)

Chúng tôi sẽ tập trung vào điểm đầu tiên và giúp bạn viết bài cho những học viên tiềm năng. Mục tiêu là đảm bảo người học cảm thấy rằng khóa học sẽ mang lại giá trị, đáp ứng nhu cầu của họ và mang lại trải nghiệm học tập trực tuyến hiệu quả.

Một số lưu ý:

  • Hãy trung thực - trình bày sai về khóa học của bạn có thể sẽ dẫn đến việc hoàn lại tiền và đánh giá tiêu cực
  • Hãy suy nghĩ về cách học viên của bạn sẽ tìm kiếm khóa học của bạn trên web và sử dụng những từ khóa tìm kiếm đó trong bài viết của bạn
  • Gọi trực tiếp người học của bạn bằng cách gọi họ là 'bạn'
  • Hãy trình bày cởi mở, phong cách tự nhiên, giàu thông tin và định hướng kêu gọi hành động
  • Kiểm tra lỗi chính tả hoặc ngữ pháp

Đảm bảo khóa học của bạn là duy nhất

Tạo nội dung mới mẻ cho mỗi khóa học bạn xuất bản. Tránh sao chép các khóa học với nhau hoặc từ các trang khác khiến cho khóa học không được hiển thị khi tìm kiếm. Đồng thời tránh việc nhầm lẫn các khóa học với nhau, vì vậy hãy sáng tạo nội dung mỗi khi tạo trang giới thiệu khóa học.

Tạo trang giới thiệu khóa học của bạn

Hầu hết các thành phần của trang giới thiệu khóa học là đầu vào trong quá trình soạn đề cương và tạo khóa học 

  • Tên khóa học

    Tiêu đề khóa học của bạn là một trong những yếu tố mạnh mẽ nhất để người học tìm thấy và đăng ký vào khóa học của bạn. Hãy nghĩ đến các từ khóa để mọi người dễ dàng tìm kiếm. Tên khóa học ngắn gọn từ 60 ký tự trở xuống.

Tham khảo tiêu chuẩn phụ đề.

  • Phụ đề - mô tả ngắn về khóa học
    Phụ đề khóa học rõ ràng cung cấp cái nhìn tổng quan ngắn gọn về nội dung của khóa học và đặt ra những kỳ vọng phù hợp cho những gì học viên sẽ học. Độ dài khoảng 120 ký tự và đề cập đến 3-4 lĩnh vực quan trọng nhất mà bạn đã đề cập trong khóa học của mình. 
  • Mô tả khóa học
    Tối thiểu, phần mô tả khóa học của bạn phải dài ít nhất 200 từ, tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên mô tả khóa học của mình ít nhất 1.000 từ, từ 1.200-1.700 từ thì càng tốt. Mô tả của bạn phải là duy nhất và thể hiện được điểm khác biệt của khóa học của bạn với những khóa học khác trên thị trường. Không sao chép từ các khóa học khác.
    Khi bạn viết bản mô tả khóa học, hãy nghĩ về những người học mục tiêu của bạn và những câu hỏi họ có thể có trước khi đăng ký:

    • WHAT: Học gì, giải quyết vấn đề gì?
    • WHY: Tại sao bạn nên mua khóa học này của tôi?

Tham khảo tiêu chuẩn mô tả khóa học

  • Thông tin cơ bản

    Những thông tin này rất quan trọng vì chúng phân loại khóa học của bạn trong hệ thống các khóa học của chúng tôi
    • Để chọn danh mục và danh mục phụ của bạn , hãy chọn danh mục phụ hẹp nhất, phù hợp nhất hiện có. Hãy nghiên cứu cách phân loại các khóa học tương tự để học viên dễ dàng tìm thấy khóa học của bạn hơn khi họ đến đang xem xét các khóa học tương tự. 
    • Điều quan trọng là khóa học của bạn phải được phân loại và chủ đề của nó được gắn thẻ chính xác để giúp người học khám phá nó tốt hơn. Unica có quyền thay đổi phân loại bất cứ lúc nào để điều chỉnh nội dung cho phù hợp với công cụ tìm kiếm.
    • Ảnh bìa khóa học

      Ảnh bìa khóa học phải nổi bật, phù hợp và đại diện cho nội dung khóa học và/hoặc thương hiệu của bạn. Ảnh bìa sẽ được sử dụng trên toàn bộ trang web, trong quảng cáo và email, vì vậy hãy đảm bảo hình ảnh đó hấp dẫn và khiến khóa học của bạn khác biệt so với các khóa học khác. Tham khảo mẹo tạo ảnh bìa khóa học bắt mắt người xem.

    • Tạo một video giới thiệu, video sale
      Video giới thiệu ngắn (dưới 2 phút) mà người học có thể xem trước khi quyết định có đăng ký khóa học của bạn hay không.
      Bạn cũng có thể sử dụng video quảng cáo của mình làm công cụ tiếp thị và đăng video đó lên các trang khác (như Facebook, Tiktok, Zalo, YouTube hoặc LinkedIn) để tăng lưu lượng truy cập vào khóa học của bạn. 
  • Hồ sơ giảng viên Hồ sơ rất quan trọng khi người học so sánh khóa học của bạn với khóa học khác. Họ muốn tìm hiểu thêm về giảng viên và xác định xem có đáng tin cậy để dạy môn học hay không:
  • Sự tin cậy Người học muốn biết rằng họ có thể tin tưởng bạn. Nêu bật những điều khiến bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực bạn giảng dạy như kinh nghiệm, kỹ năng, ….
  • Đam mê và nhiệt huyết:Thể hiện sự hào hứng của bạn về chính nội dung banj truyền đạt.
  • Tính cách Đừng ngần ngại chia sẻ những điều về cuộc sống cá nhân của bạn. Thêm một số thông tin thú vị về bản thân hoặc chia sẻ sở thích của bạn. Hãy cho họ biết về mục tiêu, sứ mệnh của bạn hoặc lý do bạn quyết định trở thành giảng viên trên Unica.
  • Bạn nên để các đường dẫn liên kết đến tài khoản xã hội như Facebook, Fanpage, Kênh youtube, Tiktok...của bạn để học viên có thể tìm hiểu thêm về bạn và giúp tăng người theo dõi bạn
  • Phải có hình ảnh profile của giảng viên: ảnh vuông, dung lượng dưới 500 MB
  • Họ tên, chức danh, đơn vị công tác
  • Những kinh nghiệm đã trải qua, kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo. 
  • Những thành tích, kết quả đạt được
  • Con số: số học viên / doanh nghiệp mà giảng viên đã đào tạo, giúp đỡ

Chọn video học thử có thời lượng 10 phút

Bạn nên chọn một số bài giảng có thời lượng ít nhất 10 phút để cho học viên học thử miễn phí. Chọn những bài giảng bạn yêu thích hoặc những bài mà bạn cho là tiêu biểu nhất cho khóa học của mình và sẽ thu hút sự quan tâm cũng như thúc đẩy học viên đăng ký học. Để thực hiện việc này, khi tạo khóa học, hãy vào phần Danh sách bài giảng và bật “Học thử miễn phí” cho bất kỳ bài giảng video nào của bạn.

Đọc thêm các tài liệu khác tại: Cách tạo khóa học online của bạn